GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CẢI THIỆN BẢN THÂN THỰC SỰ NẰM Ở ĐÂU?

Đích đến cuối cùng của cải thiện bản thân là đạt tới cảnh giới bạn không phải “gồng” lên để làm nó nữa. Để làm được như vậy, bạn cần hiểu rõ nhu cầu thực sự của chính mình.

Theo Mark Manson

Trên đời này tồn tại một nghịch lý với việc cải thiện bản thân. Nó có thể được phát biểu như sau: Mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình cải thiện bản thân, là đạt đến thời điểm mà bạn không còn thấy mình phải cải thiện bản thân nữa.

Ở nhiều khía cạnh khác nhau, nghịch lý này cũng được thể hiện như đích đến cuối cùng của việc cải thiện năng suất là khi bạn không phải nghĩ cách để làm việc hiệu quả nữa, hoặc là mục tiêu sau chót của hạnh phúc cũng là đạt cảnh giới mà bạn không còn phải “gồng” lên để hạnh phúc. 

Do đó, việc cải thiện bản thân cũng là tự đánh bại bản thân. Và cách giúp một người thực sự khai thác được tối ưu tiềm năng của mình đôi khi không hẳn phải là nỗ lực đến kỳ cựu, mà là biết mình đang đứng trên con thuyền lĩnh vực nào để giăng buồm đi cho thuận chiều gió. 

Có hai kiểu cải thiện bản thân chính

  1. Kiểu “cắm đầu vào làm”

Hình thức cải thiện bản thân này cho phép chúng có năng lượng tham gia mọi thể loại hội thảo, đọc mọi loại sách và nghe mọi loại podcast. Nhưng liệu thật sự phương pháp cải thiện này phù hợp và hiệu quả? Và chúng có thật sự cải thiện với những “nỗ lực ảo” do chính bản thân ta đề ra? Hay phải chăng đơn giản đây chỉ là hiệu ứng FOMO, khiến ta luôn có cảm giác day dứt và nghĩ rằng vẫn còn một số bí kíp thần kỳ nào đó giúp ta có thể bước lên một tầm cao mới mà ta chưa khám phá ra được?

Tệ hơn khi, nỗ lực cải thiện bản thân lại trở thành một “sở thích”, là cái POS để ta vung tiền không kiểm soát.

  1. Kiểu “nước tới chân mới nhảy”

Đây là phản ảnh chân thực của câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”. Ta chỉ cải thiện bản thân khi ta bị đời quăng quật cho tơi tả và self-help trở thành một người bác sĩ lành nghề. Thế nhưng tiêu thụ quá nhiều những nội dung này chỉ khiến chúng ta càng thêm “khát” nó và sẽ luôn cho rằng mình “thiếu” cái gì đó, rằng mình phải cải thiện bản thân liên tục.

Vậy như thế nào mới là cải thiện bản thân đúng đắn?

Khách quan mà nói, cái gọi là “cuộc sống tối ưu” không bao giờ tồn tại. Chúng ta hoàn toàn có thể tốt hơn từ những điều nhỏ nhất như ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục, mỗi ngày đọc 10 trang sách. Và định luật Pareto, hay nguyên lý 80/20 đôi khi sẽ là chiếc kim chỉ nam dẫn lối chúng ta trên con đường hoàn thiện chính mình.

Nguồn: Vietcetera

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh